10 Sự thật thú vị có thể bạn chưa biết về chữ Hán (Kanji) - một hệ thống chữ viết trong tiếng Nhật

Ngôn ngữ tiếng Nhật hiện nay tồn tại đồng thời ba hệ thống chữ viết là Hiragana, Katakana và Kanji, trong đó Kanji (hay chữ Hán) là một hệ thống chữ bắt nguồn từ Trung Quốc. Hãy cùng khám phá 10 sự thật thú vị dưới đây để hiểu hơn về chữ Hán (Kanji 漢字) nhé!

Nội dung được đề xuất bởi các biên tập viên của tsunagu Japan!

This post may contain affiliate links. If you buy through them, we may earn a commission at no additional cost to you.

1. Chữ Hán là một trong ba hệ thống chữ viết trong tiếng Nhật

PIXTA

Tiếng Nhật tồn tại ba hệ thống chữ viết, bao gồm Hiragana (chữ mềm), Katakana (chữ cứng) và Kanji (chữ Hán). Trong tiếng Nhật hiện đại, chữ Hán được sử dụng rất nhiều bên cạnh hệ thống chữ Hiragana.

2. Chữ Hán du nhập từ Trung Hoa vào Nhật Bản từ thế kỷ thứ V

maihamakyo.org/

Trong thời cổ đại, chữ Hán của Trung Quốc được du nhập và phổ biến vào các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam và một vài nước lân cận khác. Do Nhật Bản cổ đại chưa có hệ thống chữ viết riêng nên khi chữ Hán được du nhập vào người Nhật đã sử dụng toàn bộ hệ thống chữ viết này để ghi lại tiếng nói của mình và đó chính là khởi đầu cho sự ra đời của hệ thống chữ Hán ngày nay.

3. Ngôn ngữ Nhật Bản hiện đại sử dụng hệ thống chữ Hiragana và chữ Hán

PIXTA

Trong một câu tiếng Nhật điển hình thường bao gồm chữ Hiragana, chữ Hán và đôi khi còn có cả chữ Katakana. Ví dụ như một câu như thế này: 今日はいい日ですね / kyou wa ii hi desu ne. (Tạm dịch: Hôm nay là một ngày đẹp nhỉ) thì trong câu này Kyou (今日) và Hi (日) là các chữ Hán, các chữ còn lại là chữ Hiragana.

4. Một vài chữ Hán có nhiều hơn một cách đọc

GHRevera/Wikimedia Commons

Chữ Hán là một ngôn ngữ dùng để ghi lại phát âm. Thông thường mỗi ký tự sẽ có một cách đọc. Tuy nhiên, một vài chữ Hán có thể có nhiều hơn một cách đọc. Chữ Hán có thể thay đổi với nhiều cách phát âm đa dạng với ý nghĩa độc lập hoặc phụ thuộc vào từng bối cảnh khác nhau. Có hai cách để đọc chữ Hán đó là đọc theo âm Onyomi (音読み: âm Hán Nhật) và đọc theo âm Kunyomi (訓読み: âm Nhật). Lấy ví dụ, chữ Hán 月 có thể được đọc là "Getsu" (âm Kunyomi) hoặc "Tsuki" (âm Onyomi). 月 là chữ "Nguyệt" trong âm Hán Việt, có nghĩa là mặt trăng hay tháng (tuần trăng).

5. Okurigana (送り仮名) là một phần của chữ Hán được viết bằng Hiragana

Okurigana là các ký tự đi kèm, các hậu tố kana theo sau các từ chữ Hán thường thực hiện chức năng ngữ pháp, biểu thị loại từ như động từ, trạng từ hoặc tính từ cho từ chữ Hán đó.  Ví dụ như, từ お祭り (Omatsuri - nghĩa là Lễ hội) được ghép bởi chữ Hán 祭 và chữ Okurigana là chữ Hiragana り đứng ngay phía sau.

6. Furigana (ふりがな) là chữ Hiragana được ghi để diễn tả cách đọc chữ Hán.

commons.wikimedia.org

Trong tiếng Nhật, có một số chữ Hán ít khi được sử dụng và rất khó đọc. Furigana là một loại chữ viết được ghi bên phải hoặc trên đầu ký tự chữ Hán để giúp người đọc, đặc biệt là trẻ em và những người mới học tiếng Nhật hiểu được cách phát âm của ký tự đó. Cách biểu thị như vậy còn được gọi là Rubi (ルビ).

7. Kokuji (国字) là chữ Hán do Nhật Bản sáng tạo ra

123RF

Kokuji là chữ Hán của riêng người Nhật. Một vài ví dụ về loại chữ này như Touge (峠 - nghĩa là đỉnh đèo, cao trào), Hatake (畑 - nghĩa là ruộng) và Tsuji (辻 - nghĩa là Ngã tư đường). Hầu hết các chữ Kokuji không có âm Onyomi. Bức ảnh những con cá ở trên là cá tuyết, trong tiếng Nhật được viết bằng chữ Kokuji, Tara (鱈).

8. Shin-jitai (新字体 - Tân Tự Thể) là những chữ Hán giản thể được viết một cách đơn giản.

tamago1041

Sau Chiến tranh thế giới thứ Hai, chính phủ Nhật Bản đưa ra cách viết giản thể Shin-jitai để đơn giản hóa hệ thống chữ Hán trong tiếng Nhật, ví dụ chữ 竜 (Ryu - âm Hán Việt là Long, nghĩa là rồng) là chữ Hán thể Shin-jitai của chữ 龍. Trong hệ thống chữ Hán thể Shin-jitai, một vài chữ Hán đã bị biến mất khỏi hệ thống ngôn ngữ tiếng Nhật.

9. Kakijyun (書き順) là trình tự để viết một chữ Hán

M4RC0/Wikimedia Commons

Kakijiun hay còn được gọi là Hitsujyun (筆順: thứ tự viết). Hầu hết Kakijyun đều được Chính phủ Nhật Bản quy định nhưng cũng có một số trường hợp ngoại lệ. Trẻ em ở các trường tiểu học ở Nhật có những tiết học về Kakijiun. Tại đó, chúng có sách vở luyện tập để tập viết chữ Hán theo đúng thứ tự viết Kakijiun. Hình ảnh phía trên là thứ tự viết Kakijiun của chữ Hán 夏 (Natsu - âm Hán Việt là Hạ, có nghĩa là mùa hè). Bạn phải viết chữ này theo đúng thứ tự của mũi tên màu đỏ.

10. Nghệ thuật Thư đạo (Shodou 書道) là việc viết chữ Hán lên giấy Washi bằng mực tàu.

Thư đạo là nghệ thuật viết chữ Hán đẹp được du nhập từ Trung Quốc vào Nhật Bản (còn được biết đến với tên gọi là nghệ thuật Thư pháp). Thư đạo được dạy như một môn học ở các trường học ở Nhật Bản từ tiểu học, trung học cơ sở, cho đến một số trường trung học phổ thông. Những người nghệ sỹ chuyên viết thư đạo được gọi là Shodouka (書道家). Trong một đất nước luôn coi trọng và gìn giữ những giá trị văn hóa truyền thống, Thư đạo đã trở thành một bộ môn nghệ thuật có giá trị tinh thần to lớn với mỗi người dân Nhật Bản.

Thông tin trong bài viết được cập nhật tại thời điểm công bố

Người viết

tsunagu
tsunagu Japan 編輯部
  • Nội dung được đề xuất bởi các biên tập viên của tsunagu Japan!

Tìm kiếm nhà hàng