Thiên đường cho người hâm mộ thể thao: Giới thiệu 6 sân vận động mái vòm lớn tại Nhật Bản

Tokyo Dome, khánh thành vào năm 1989, là sân vận động mái vòm đầu tiên được xây dựng tại Nhật Bản. Sau Tokyo, các tỉnh khác như Fukuoka, Osaka, Nagoya và Hokkaido cũng xây dựng các sân vận động mái vòm của riêng mình. Với sức chứa hàng chục ngàn người, những sân vận động này được sử dụng cho các trận bóng chày và các buổi hòa nhạc quy mô lớn. Đối với nhiều người hâm mộ thể thao và những người yêu âm nhạc, một trong những sân vận động này chính là điểm đến mơ ước của họ. Nếu bạn cũng là một trong số đó, hãy đọc bài viết này để tìm hiểu về 6 sân vận động mái vòm lớn ở Nhật Bản nhé!

Nội dung được đề xuất bởi các biên tập viên của tsunagu Japan!

This post may contain affiliate links. If you buy through them, we may earn a commission at no additional cost to you.

Có bao nhiêu sân vận động mái vòm ở Nhật Bản?

Sân vận động Tokyo Dome được khai trương vào năm 1989, tiếp đến là Fukuoka Dome năm 1993, Osaka Dome và Nagoya Dome được hoàn thành vào năm 1997 và cuối cùng là Sapporo Dome vào năm 2002. Đây là 5 sân vận động mái vòm lớn nhất tại Nhật Bản. Sân vận động mái vòm lớn thứ 6 Seibu Dome ở tỉnh Saitama (tên gọi chính thức: Sân vận động MetLife) cũng đã được hoàn thành vào năm 1999. Tuy nhiên, Seibu Dome hơi khác so với những sân vận động mái vòm điển hình khác của Nhật Bản do mái vòm của sân vận động này được thiết kế nửa hở nửa kín. Đây chính là lý do tại sao mọi người thường không coi Seibu Dome là một trong những sân vận động mái vòm lớn nhất Nhật Bản.

Tại các sân vận động này, người ta thường tổ chức những trận đấu bóng chày, các sự kiện của nhiều ca sĩ nổi tiếng Nhật Bản và quốc tế cùng các buổi hòa nhạc dành cho hàng chục ngàn khán giả. Một tour diễn hòa nhạc chỉ được tổ chức tại các sân vận động mái vòm được gọi là “dome tour” và chỉ có những nghệ sĩ nổi tiếng mới có thể tổ chức một buổi “dome tour” tại các sân vận động này. Đây chính là lý do vì sao các sân vận động mái vòm này có ý nghĩa rất lớn đối với người hâm mộ âm nhạc.

Tổng diện tích sàn và sức chứa của 6 sân vận động mái vòm chính như sau:

 

Tổng diện tích sàn  

 Biểu diễn ca nhạc 

Thi đấu bóng chày

Tokyo Dome

46.755 m²

55,000 người

46,000 người

Kyocera Dome Osaka

33.800 m²

55,000 người

36,154 người

Sapporo Dome

55.168 m²

53,738 người

42,270 người

Nagoya Dome

48.169 m²

49,692 người

36,650 người

Fukuoka PayPay Dome

69.130 m²

52,500 người

38,585 người

Seibu (MetLife) Dome

40.168 m²

33,556 người

33,556 người

* Sức chứa thực tế có thể thay đổi tùy thuộc vào các sự kiện khác nhau.

Tokyo Dome

Tokyo Dome là sân vận động mái vòm đầu tiên ở Nhật Bản và là sân nhà của đội bóng chày Yomiuri Giants. Tọa lạc tại trung tâm Tokyo, sân vận động này được bao quanh bởi các cửa hàng bách hóa, công viên giải trí, tòa thị chính, nhà hàng, khách sạn và các công trình khác. Những cơ sở này cùng nhau tạo thành một khu vực giải trí lớn, được gọi là Tokyo Dome City. Du khách có thể đến đây mua sắm để giết thời gian trong lúc chờ đợi một màn biểu diễn, hoặc tránh những đám đông bằng cách thưởng thức bữa tối tại đây trước khi bắt tàu hoặc xe buýt về nhà. Vì vậy, Tokyo Dome là một địa điểm tổ chức nổi tiếng không chỉ dành cho các trận đấu bóng chày chuyên nghiệp và buổi hòa nhạc, mà còn cả các môn thể thao quốc tế như bóng rổ, bóng đá Mỹ và đấu vật chuyên nghiệp. Sự kiện chiếu sáng buổi tối tại sân vận động vào mùa đông cũng được rất nhiều người quan tâm.

Tokyo Dome vô cùng rộng lớn với 2 tầng ngầm và 6 tầng trên mặt đất. Mái nhà hình vòm của sân vận động này có khả năng đàn hồi và bơm hơi. Để duy trì độ phồng của mái vòm, áp suất không khí bên trong sân vận động thường cao hơn 0,3% so với bên ngoài, điều này cũng giải thích tại sao mọi người thường cảm nhận được những cơn gió mạnh ở lối ra của sân vận động. Áp suất không khí cũng là lý do khiến Tokyo Dome trở thành nơi có nhiều cú chạy về nhà nhất (home run) trong số tất cả các sân vận động ở Nhật Bản.

Cách di chuyển đến Tokyo Dome

Bạn có thể đến Tokyo Dome thông qua 4 ga tàu của 5 tuyến tàu sau:

  • Lối ra phía Tây ga Suidobashi (Tuyến JR Chuo-Sobu)
  • Lối ra ga Suidobashi A2 (Tuyến Toei Mita)
  • Lối ra ga Korakuen 2 (Tuyến Tokyo Marunouchi và Namboku)
  • Lối ra ga Kasuga 6 (Tuyến Toei Oedo)

Chỉ mất 10 phút để đi từ ga Tokyo hoặc Ikebukuro đến ga Korakuen trên tuyến Marunouchi và 15 phút từ Shinjuku đến ga Suidobashi trên tuyến Sobu. Do gần nhiều nhà ga và các chuyến tàu tại Nhật cũng chạy thường xuyên nên Tokyo Dome là sân vận động mái vòm trung tâm nhất trong 6 sân vận động mái vòm chính.

Fukuoka PayPay Dome

Fukuoka PayPay Dome là sân vận động của đội bóng chày Fukuoka SoftBank Hawks. Sân vận động nằm gần bờ biển, cách ga tàu điện ngầm gần nhất khoảng 15 phút đi bộ. Bên cạnh Fukuoka PayPay Dome là một loạt các trung tâm mua sắm và nhà hàng, cũng như khách sạn Hilton Fukuoka Sea Hawk, cửa hàng bách hóa OPA, cửa hàng lưu niệm bóng chày DOGOT và Bảo tàng bóng chày Sadaharu Oh - địa chỉ không thể bỏ qua dành cho những người hâm mộ bóng chày. Dạo chơi khám phá quanh đây, bạn chắc chắn sẽ không cảm thấy buồn chán khi chờ đợi buổi đấu bóng bắt đầu!

Fukuoka PayPay Dome là một sân vận động gần như không có điểm mù. Cho dù bạn đang xem một trận bóng hay buổi hòa nhạc, bạn có thể thấy mọi thứ rõ ràng từ hầu hết mọi góc độ. Đặc biệt, Fukuoka PayPay Dome chính là sân vận động đầu tiên và duy nhất của Nhật Bản có mái nhà có thể thu vào và mở ra. Tuy nhiên, việc mở mái nhà mất hai mươi phút và tốn 1.000.000 yên (bao gồm cả chi phí điện và nhân công) mỗi lần, vì vậy nó chỉ được mở trong quá trình tập luyện trước trận đấu và khi SoftBank Hawks thắng một trận đấu.

Cách di chuyển đến Fukuoka PayPay Dome

Bạn có thể đến Fukuoka PayPay bằng tàu điện hoặc xe buýt. Ga Tojinmachi của tuyến tàu điện ngầm thành phố Fukuoka chỉ cách Tenjin 5 phút đi tàu, cách Hakata 11 phút và sân bay Fukuoka 17 phút. Từ của ra số 1 ga Tojinmachi bạn có thể đi bộ 15 phút để đến sân vận động.

Bạn cũng có thể đi xe buýt từ Tenjin, ga Hakata hoặc sân bay Fukuoka và xuống tại điểm PayPay Dome, trung tâm y tế Kyushu hoặc Hilton Fukuoka Sea Hawk (tìm thông tin về các tuyến xe buýt cụ thể tại đây). Dịch vụ xe buýt đưa đón trực tiếp cũng có sẵn trong các sự kiện lớn như các giải đấu thể thao và các buổi hòa nhạc nhưng hãy lưu ý về thời gian hoạt động của chuyến xe buýt cuối cùng. Tốt nhất, bạn hãy xếp hàng tại trạm xe buýt ngay khi sự kiện kết thúc.

Nội dung được đề xuất bởi các biên tập viên của tsunagu Japan!

Kyocera Dome Osaka

Kyocera Dome Osaka là sân nhà của đội bóng chày Orix Buffaloes, nhưng trong giải đấu bóng chày Koshien mùa hè, sân vận động này được Hanshin Tigerers thuê lại làm sân vận động tạm thời. Kyocera Dome Osaka có hình dạng như một chiếc đĩa bay UFO khổng lồ với viền lượn sóng màu bạc và mái tròn trông vô cùng ấn tượng khi nhìn từ bên trong. Với 1 tầng hầm và 9 tầng trên mặt đất, đây là sân vận động có số tầng cao nhất trong số tất cả các sân vận động mái vòm. Tuy nhiên, do không gian hạn chế, chỉ có 2 tầng khán đài trong khu vực ngoài sân nên có khá nhiều điểm mù. Lối đi bên ngoài cũng không đủ rộng, vì vậy việc ra vào khá bất tiện.

Kyocera Dome Osaka nằm ở Nishi-ku, Osaka, ngay bên cạnh tòa nhà Osaka Gas. Sân vận động mái vòm được xây dựng cùng với một trung tâm mua sắm lớn, sau này được đổi tên thành trung tâm mua sắm AEON. Bạn có thể đến đó để dùng bữa hoặc mua sắm trước khi sự kiện bắt đầu.

Điều đáng nói là do vị trí địa lý, những người sống gần đó có thể cảm nhận sự rung lắc khi hơn 50.000 người nhảy bên trong sân vận động. Khi có một buổi hòa nhạc, bạn có thể sẽ thấy một số biển hiệu ghi "không cho phép nhảy" xung quanh khu phố. Bạn nên ghi nhớ điều này khi có ý định tham dự một buổi hòa nhạc tại đây.

Cách di chuyển đến Kyocera Dome Osaka

Có thể truy cập Kyocera Dome Osaka thông qua 4 trạm:

  • Ngay bên cạnh ga Dome-mae Muffozaki (Tuyến Osaka Metro Nagahori Tsurumi Ryokuchi)
  • Ngay bên cạnh Ga-mae (Tuyến Hanshin Namba đường sắt Hanshin)
  • 9 phút đi bộ từ ga Kujo (Tuyến Osaka Metro Chuo)
  • 7 phút đi bộ từ ga Taisho (Tuyến JR Osaka Loop)

Du khách cũng có thể đi xe buýt thành phố Osaka đến trạm xe buýt Taishobashi và đi bộ trong 6 phút để đến sân vận động.

Klook.com

Nagoya Dome

Nagoya Dome, sân nhà của đội bóng chày Chunichi Dragons, có vẻ không hào nhoáng như một số sân vận động mái vòm khác trong bài viết này. Trên thực tế, đây thực sự là một sân vận động tuyệt vời và rất hoàn hảo để xem các trận bóng và buổi hòa nhạc nhờ thiết kế không có điểm mù, chỗ ngồi rộng, mạng lưới Wi-Fi rộng lớn, bảng điểm điện tử lớn, bãi đậu xe rộng rãi, giao thông thuận tiện và trung tâm mua sắm AEON gần đó. Thiếu sót duy nhất là vị trí  của sân vận động nằm tương đối xa trung tâm thành phố, điều này đồng nghĩa với việc trung tâm mua sắm gần đó có thể rất đông đúc vào những ngày tổ chức sự kiện. Nếu bạn có ý định tham dự một buổi hòa nhạc, bạn có thể sẽ phải đến đây từ sáng sớm để mua một vài món đồ lưu niệm của buổi hòa nhạc. Sau đó, bạn sẽ phải quay trở lại thành phố để nhanh chóng ăn tối trước khi trở lại sân vận động vào buổi tối để tham dự buổi hòa nhạc nên khá là bất tiện và tốn thời gian.

Linh vật của đội bóng Chunichi Dragons là một con gấu túi màu xanh tên là Doala trông vô cùng ngộ nghĩnh. Nếu bạn yêu thích chú gấu Doara, đừng quên ghé qua tiệm đồ lưu niệm bóng chày gần Nagoya Dome nhé! Bạn chắc chắn sẽ bắt gặp hình ảnh chú gấu này trong những trận đấu bóng diễn ra tại sân vận động này!

Cách di chuyển đến Nagoya Dome

Bạn có thể đến Nagoya Dome bằng 2 cách:

  • 10 phút đi bộ từ ga Nagoya Dome-mae Yada (Tuyến Nagoya Subway Meijo)
  • 15 phút đi bộ từ ga Ozone (Tuyến JR Chuo, tuyến Meitetsu Seto hoặc tuyến Nagoya Subway Meijo)

Vì chỉ có hai nhà ga gần đó, mọi người phải xếp hàng khá lâu để vào ga tàu sau mỗi sự kiện. May mắn thay, với sự kiểm soát của các nhân viên nhà ga nên các đoàn tàu không quá đông đúc. Ngoài ra, với một bãi đậu xe lớn nằm cách không xa, một số người có thể lái xe đến sân vận động thay vì đi tàu, điều này chắc chắn giúp giảm tắc nghẽn giao thông.

Sapporo Dome

Sapporo Dome tại Hokkaido là một sân vận động tuyệt vời, được sử dụng cho các buổi đấu bóng chày và bóng đá. Đây là sân vận động của đội bóng chày Hokkaido Nippon-Ham Fighters và câu lạc bộ bóng đá Hokkaido Consadole Sapporo. Các trận đấu bóng chày được chơi trên sân cỏ nhân tạo, trong khi bóng đá được tổ chức trên sân cỏ tự nhiên bằng cách sử dụng "sân đấu bóng đá lơ lửng" đầu tiên trên thế giới. Khi không có trận đấu bóng đá, sân cỏ được nâng lên bằng đệm và trượt ra khỏi sân vận động bằng bánh xe để bảo trì.

Đặc biệt, ghế ngồi tại đây còn có thể tự động thu lại khi cửa sân vận động tự mở. Bất kể khi nào sân bóng đá trượt ra, hàng loạt ghế ngồi tại đây sẽ di chuyển và nghiêng về một vị trí nhất định để bạn có được một tầm nhìn tuyệt vời nhất để xem các trận đấu bóng đá hoặc bóng chày. Và khi cửa sân vận động đóng lại, ghế ngồi sẽ tự động trở về vị trí ban đầu.

Sapporo Dome còn có đài quan sát mái vòm đầu tiên tại Nhật Bản, nơi bạn có thể nhìn ra sân vận động và thành phố Sapporo từ độ cao 53 mét. Khi sân vận động không tổ chức các trận đấu bóng chày hoặc buổi hòa nhạc, bạn cũng có thể đến đây để tham dự một buổi tham quan có trả phí và khám phá các khu vực thường đóng cửa như sân tập hay phòng thay đồ. Để biết thêm thông tin, hãy xem lịch trình sự kiện trên trang web chính thức của sân vận động.

Cách di chuyển đến Sapporo Dome

Bạn có thể đến Sapporo Dome bằng cách:

  • Đi bộ 10 phút từ của ra số 3 ga Fukuzumi (Tuyến Sapporo City Subway Toho)

Trong một vài sự kiện lớn, cũng có cả dịch vụ xe buýt đưa đón phục vụ khách. Bạn cũng có thể đến đây bằng xe buýt tại:

  • Ga Makomanai
  • Ga Hiragishi
  • Ga JR Shiroishi
  • Ga Nango-juhatchome
  • Bến xe buýt Shin-Sapporo

Đối với chuyến đi về, bạn có thể đi xe buýt đưa đón (210 yên) tại trạm dừng xe buýt trong khu vực Sapporo Dome. Ngoài ra còn có xe buýt cao tốc khởi hành từ sân bay New Chitose và xe buýt thành phố từ khu vực Sapporo, vì vậy, có thể nói, giao thông tại đây không quá bất tiện.

Seibu (Metlife) Dome

Được khai trương vào năm 1979, sân vận động Seibu Dome tỉnh Saitama không có mái và được gọi là sân vận động Seibu Lions. Năm 1998, sau khi đã thiết lập hệ thống mái vòm nửa kín, sân vận động này được đổi tên thành MetLife Dome, tuy nhiên, cái tên Seibu Dome vẫn được biết đến nhiều hơn. Seibu Dome là sân vận động đầu tiên có hệ thống mái vòm nửa kín vô cùng độc đáo có thể để lọt một quả bóng bay ra ngoài. Đây cũng là sân vận động mái vòm duy nhất có thể bị trì hoãn nếu gặp điều kiện thời tiết xấu. 

Khán giả cũng nên chú ý đến trang phục mặc khi đến tham gia một trận đấu hay buổi hòa nhạc tại đây, vì sân vận động này có thể trở nên khá nóng vào mùa hè và rất lạnh vào mùa đông do không cài đặt hệ thống điều hòa. 

Bên trong Seibu Dome, có một cánh đồng cỏ đặc biệt với chỗ ngồi miễn phí, nơi mọi người có thể trải một tấm thảm để dã ngoại và thưởng thức các món ăn mua từ khu vực bán hàng gần đó. Mặc dù không có trung tâm mua sắm nào tại đây, nhưng có khá nhiều điểm tham quan bạn có thể ghé thăm, bao gồm Totoro Forest, khu nghỉ mát trượt tuyết và sân golf.

Klook.com

Cách di chuyển đến Seibu Dome

Bạn có thể đến Seibu Dome thông qua ga Seibu Dome-mae trên tuyến Seibu Railway Sayama hoặc Yamaguchi.

Mặc dù tuyến Sayama rất ngắn, bạn sẽ phải chuyển tàu tại ga Nishi-Tokorozawa để sang tuyến Seibu Ikebukuro, chạy đến Ikebukuro, hoặc một số chuyến tàu khác như Tokyo Yurakucho hoặc Fukutoshin; những tuyến tàu điện ngầm này đến những ga như Shin-kiba, Shinjuku, Shibuya và Yokohama. Nói cách khác, để đến Seibu Dome bạn có thể di chuyển trên các tuyến như Seibu Railway Sayama chạy đến thẳng Yokohama, tuyến Seibu Ikebukuro, tuyến Metro Fukutoshin và tuyến Tokyu Toyoko mà không cần đổi tàu. Mặc dù khá xa, bạn vẫn có thể dễ dàng đến Seibu Dome.

Trên đây là thông tin về 6 sân vận động mái vòm lớn tại Nhật Bản! Hy vọng chúng sẽ có ích cho bạn trong khi lên kế hoạch cho buổi đấu bóng chày hoặc buổi hòa nhạc khi bạn đến Nhật Bản. 


Nếu bạn muốn gửi phản hồi về bài viết, hay có ý tưởng muốn chia sẻ hoặc câu hỏi liên quan đến Nhật Bản, vui lòng chia sẻ trên trang FacebookTwitter hoặc Instagram của chúng tôi!

Thông tin trong bài viết được cập nhật tại thời điểm công bố

Người viết

Ying
Ying Lu
Tôi đến từ Đài Loan và hiện đang sinh sống ở Tokyo. Tôi thích xem hòa nhạc và các thể loại văn hóa 2D. Tôi thường xuyên đến Ikebukuro.
  • Nội dung được đề xuất bởi các biên tập viên của tsunagu Japan!

Tìm kiếm nhà hàng