8 Phong tục chào đón năm mới của người Nhật

Ngày đầu năm mới, ngày 1/1, trong tiếng Nhật được gọi là "gantan". Vào ngày này hàng năm, ở xứ sở phù tang thường có nhiều phong tục ngày Tết mang nét đặc trưng của văn hoá Nhật. Đây là dịp để bạn có thể cảm nhận sự đa sắc màu trong văn hoá truyền thống Nhật Bản mà bình thường bạn không thể thấy được. Liệu bạn có muốn đón năm mới theo kiểu Nhật không?

Nội dung được đề xuất bởi các biên tập viên của tsunagu Japan!

This post may contain affiliate links. If you buy through them, we may earn a commission at no additional cost to you.

1. Toshikoshi-soba (Mì trường thọ)

Mì đón năm mới - Toshikoshisoba là tên của loại mì được ăn vào đêm giao thừa 31/12. Tại vùng Kanto, mì được ăn kèm với tempura, tại vùng Kansai mì được ăn kèm với cá trích nishin. Tuỳ vào mỗi vùng mà người ta sẽ ăn kèm mì soba với một món khác nhau. Đây là phong tục có từ thời Edo, so với những loại mì khác thì mì soba dễ cắt hơn, chính vì thế việc ăn mì soba vào năm mới mang ý nghĩa cắt đứt tai ương của một năm đã qua.

2. Chuông giao thừa (Chuông trừ tịch)

Vào thời gian lúc 0h - nửa đêm của đêm giao thừa 31/12, người Nhật có một nghi lễ Phật giáo là đánh 108 tiếng chuông ở chùa. Ý nghĩa của nghi thức này là xua tan những điều phiền muộn của năm cũ để hướng đến một năm mới tốt lành hơn. Hình ảnh các tu sĩ vừa hô vang vừa đánh lên những tiếng chuông tạo cảm giác thật linh thiêng. Có rất nhiều ngôi chùa ở Nhật thực hiện nghi lễ đánh chuông này.

3. Sự kiện đếm ngược trước thềm năm mới

Tại Nhật Bản, những sự kiện đếm ngược được tổ chức tại các công viên chủ đề, hay tại buổi trình diễn Live của các nghệ sĩ thu hút sự quan tâm của rất nhiều người. Sự kiện đếm ngược tại công viên Disney Land ở Tokyo hay sự kiện đếm ngược tại công viên Universal ở Osaka cực kỳ được yêu thích. Một điều đặc biệt là vào ngày đầu năm mới 1/1, tại các thành phố lớn xe điện sẽ hoạt động suốt 24 giờ.

Nội dung được đề xuất bởi các biên tập viên của tsunagu Japan!

4. Osechi Ryori

Osechi Ryori là các món ăn truyền thống được ăn vào ngày Tết của người Nhật. Các món ăn này được đựng trong hộp nhiều tầng gọi là jubako. Trong đó có các món nướng, món ninh, tùy từng vùng mà các món ăn có sự khác biệt. Ví dụ như 3 món mang ý nghĩa may mắn tiêu biểu là Kuro-mame (đậu nành đen), Kazunoko (trứng cá trích), Gobo (ngưu bàng). Các gia đình Nhật có thể tự chuẩn bị Osechi Ryori hoặc cũng có thể mua sẵn. Gần đây, tại các trung tâm thương mại, người ta cũng có bán các loại hộp cỗ Tết cao cấp để bạn có thể thưởng thức Osechi Ryori vào năm mới.

Klook.com

5. Đi lễ đầu năm (Hatsumode)

Hatsumode là phong tục viếng thăm đền thờ vào ngày đầu năm mới của người Nhật. Tại Nhật Bản, thì Phật giáo và Thần Đạo (Shinto) có mối quan hệ sâu sắc, nên đa số người Nhật đều thực hiện nghi lễ của cả 2 tôn giáo này. Đây cũng là một nét đặc trưng của người Nhật. Chính vì vậy, sau khi nghe chuông trừ tịch tại chùa vào đêm giao thừa, người Nhật sẽ đi Hatsumode. Từ rạng sáng 1/1 bạn có thể trông thấy hình ảnh mọi người mặc kimono đi viếng đền, chùa.

Hàng quán vỉa hè

Trong khuôn viên của đền chùa, có thể sẽ có những dãy các hàng quán vỉa hè. Bạn có thể thưởng thức những món ăn bình dân Nhật Bản ở quán này như là bánh bạch tuộc nướng (takoyaki), bánh cá nướng (taiyaki), xiên thịt nướng (kushiyaki), kẹo bông (watagashi). Rất nhiều các món ăn xuất hiện trong anime mà bạn có thể thấy ở đây. Ngoài ra còn có gian hàng bán mặt nạ, gian hàng trò chơi... để bạn có thể cùng tận hưởng quãng thời gian vui vẻ, hạnh phúc bên gia đình của mình những ngày đầu năm mới.

Xin quẻ xăm đầu năm (Omikuji)

Khi đi chùa đầu năm, việc xin quẻ xăm đoán vận mệnh của năm mới là điều nhất định bạn phải làm trong những ngày đầu năm mới này. Những gì bạn cần làm là rút một con số từ ống gỗ, rồi đổi lấy lá xăm ghi vận mệnh tương ứng với con số đó. Lá xăm sẽ giải thích ngắn gọn vận mệnh một năm của bạn. Cũng có kiểu omikuji ghi lời tiên đoán vận mệnh, và bạn có thể cứ thế rút trực tiếp. Những năm gần đây, người ta còn ghi những lá xăm bằng nhiều thứ tiếng khác nhau nữa đó. Bạn hãy thử xem nhé!

6. Thiệp chúc Tết

Thiệp chúc tết là tấm thiệp ghi lời chào, lời chúc gửi đến người thân, bạn bè vào dịp năm mới. Tại Nhật Bản, các năm được gọi theo tên 12 con giáp, cho nên thiệp chúc Tết thường được vẽ, thiết kế hình 12 con giáp. Các bạn hãy thử mua những tấm thiệp chúc Tết được bán tại bưu điện, hay cửa hàng tạp hoá và gửi cho người thân từ Nhật Bản nhé!

7. Túi phúc đầu năm

Túi phúc được xem như là món hàng may mắn được bán ra vào ngày mở cửa hàng đầu năm mới. Có rất nhiều loại túi với các mệnh giá khác nhau như 10.000 yên, 30.000 yên, 50.000 yên, các món hàng trong túi còn đắt tiền hơn giá thực. Gần đây, trào lưu mua túi phúc bùng nổ, người mua sẽ không thực sự biết trong túi có những gì. Có đa dạng các loại túi như túi phúc thực phẩm, túi phúc hàng điện tử, hay chuyến du lịch xa xỉ. Có những người xếp hàng xuyên đêm để có thể mua được túi phúc tại các cửa hàng bách hoá nổi tiếng.

Nội dung được đề xuất bởi các biên tập viên của tsunagu Japan!

8. Tiền lì xì

Nhật Bản có phong tục tặng tiền lì xì cho trẻ nhỏ như là tiền tiêu vặt vào năm mới. Đây là phong tục thường diễn ra khi họ hàng tập trung họp mặt. Thường thì khi tuổi càng lớn thì tiền lì xì cũng nhiều hơn. Những bao lì xì đựng tiền mừng tuổi thường được thiết kế theo kiểu Nhật truyền thống rất dễ thương, nên bạn cũng có thể mua làm quà tặng.

Thông tin trong bài viết được cập nhật tại thời điểm công bố

Người viết

KAEI
KAEI LIN
Tôi là người Đài Loan. Tôi ở Nhật tính đến nay đã là năm thứ năm và hiện tôi đang sống tại Tokyo. Tôi luôn mong muốn có thể đăng tải những bài viết tiếng Trung về những điều cuốn hút của Nhật Bản. Hãy ủng hộ cho chúng tôi nhé!
  • Nội dung được đề xuất bởi các biên tập viên của tsunagu Japan!

Tìm kiếm nhà hàng